Fanpage EonmixYoutube Eonmix

2

Bất kể doanh nghiệp bạn là start-up hay đã hoạt động nhiều năm, một bản kế hoạch content hoàn chỉnh là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại không chú trọng việc lập kế hoạch content dẫn đến việc bí nội dung khi viết, truyền thông sai đối tượng,… Đây là tình trạng mà nhiều đối tác của Eonmix đã gặp phải. Do vậy, trong bài viết này, Eonmix sẽ cùng bạn tạo lập một bản content plan hoàn chỉnh giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Hãy cùng Eonmix tìm hiểu về Content Plan thông qua định nghĩa, media mẫu Eonmix đã làm và quy trình content planning.

Content plan (kế hoạch nội dung) là gì?

Trước khi tìm kiếm content plan là gì?, chúng ta cần nắm rõ chiến lược nội dung (content strategy). Bởi vì một kế hoạch nội dung được thiết lập là tiền đề để đạt được mục đích kinh doanh nào đó, đó là chiến lược nội dung. Nói cách khác: Chiến lược nội dung là một chiến lược thực hiện các mục tiêu kinh doanh của bạn, sau đó sử dụng nội dung làm phương tiện chính để đạt được các mục tiêu đó

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới, bạn cần nâng cao nhận thức về thương hiệu sản phẩm đó trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp bạn sẽ đề ra chiến lược nội dung tập trung vào fanpage của mình. Sau đó, bạn cần một content plan cụ thể và chi tiết về các nội dung, định dạng cần có để đạt được mục tiêu đó. 

Sau khi đã có một chiến lược nội dung rõ ràng và cụ thể, bạn cần xác định các loại nội dung cần có (minigame, bài giới thiệu sản phẩm, bài chia sẻ,..), định dạng nội dung đính kèm (video, gif, ảnh,..), số lượng các loại nội dung, định dạng đó, phân bố nhân sự và thời gian như thế nào cho hợp lý,… Đây chính là những đầu mục cần được làm rõ trong content plan. Nói một cách ngắn gọn: Một kế hoạch nội dung là một bản kế hoạch mang tính chiến thuật. Nó ghi lại các chi tiết nội dung cụ thể về cách bạn sẽ thực hiện chiến lược của mình, các công cụ hỗ trợ và những người tham gia vàoMột bản content plan hoàn chỉnh sẽ phục vụ cho 3 đối tượng khách hàng, Sếp bạn và bản thân bạn. Còn nếu bạn làm cho doanh nghiệp thì sẽ giúp cho bạn và Sếp bạn nắm rõ được kế hoạch nội dung trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Tuỳ vào chiến lược nội dung và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn, bản kế hoạch nội dung sẽ có những thay đổi và các đầu công việc khác nhau để phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp bạn.

Content Plan (kế hoạch nội dung) là gì
Content Plan (kế hoạch nội dung) là gì

Các yếu tố cần có trong một bản CONTENT PLAN (kế hoạch nội dung)

Để có thể lập được một media plan hoàn chỉnh và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, bạn cần làm rõ các yếu tố sau:

2.1 Định hướng nội dung

Rất nhiều người khi làm media plan bỏ qua bước này và rất mất nhiều thời gian trong quá trình lập kế hoạch. Việc tạo ra các định hướng nội dung sẽ giúp bạn nắm bắt được các nội dung cần phải làm là gì từ đó giúp cho các nội dung được triển khai đúng ý.

Để có được định hướng nội dung đúng, bạn cần nghiên cứu kỹ đề bài của khách hoặc đề bài đến từ sếp của bạn. Để xem các tuyến nội dung nào sẽ cần triển khai và các yếu tố cần có trong nội dung đó là gì?

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh son, trong 3 tháng tới bạn có mục tiêu cần đẩy mạnh bán hàng, định hướng nội dung của bạn có thể bao gồm: “xu hướng chọn màu Son của gen Z”, “giới thiệu dòng Son bán chạy”, “hướng dẫn chăm sóc môi hồng hào”

2.2. Định dạng nội dung

Có rất nhiều loại định dạng nội dung từ content, video, gif, hình ảnh hay booking. Do vậy, việc nắm rõ các định dạng nội dung mình cần triển khai sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông của mình.

Vậy làm sao để xác định được các định dạng nội dung bạn phải triển khai? Đó chính là làm rõ brief. Nếu bạn là người lập content plan trong các agency thì bạn cần phải hiểu rõ mục tiêu truyền thông mà khách hàng hướng tới và các loại nội dung nào mà khách hàng đang triển khai hoặc hỏi lại trực tiếp account làm việc của bạn để xác định được các định dạng cho kế hoạch. Còn nếu bạn là người làm marketing cho doanh nghiệp, thì bạn cần làm rõ mục tiêu marketing của mình, các nội dung triển khai có hiệu quả trên các nền tảng, các nội dung nào cần thêm vào cho chiến dịch lần này. Để cho việc xác định định dạng nội dung được chính xác, bạn cần làm việc trực tiếp với sếp của mình hoặc với team của bạn.

Ví dụ: Vẫn là giả thuyết trên. Các định dạng nội dung bạn có thể triển khai : post facebook, booking beauty blogger youtube (70N -200N sub), video test Son, …

2.3 Phân chia số lượng, tỷ lệ cho từng định dạng

Đối với bất kỳ một kế hoạch nào, chúng ta cũng cần xác định số lượng cụ thể cho từng nội dung. Việc phân chia này sẽ giúp bạn bám sát được số lượng cụ thể cần phải làm cho từng giai đoạn. Từ đó giúp bạn có thể phân bổ thời gian một cách hợp lý cho từng loại nội dung khác nhau. Vì một bài post sẽ chỉ mất khoảng 1-2 ngày nhưng một video thì có thể từ 3- 1 tuần tùy vào độ khó.

Do vậy bạn cần chia rõ số lượng hoặc tỷ lệ cụ thể cho từng dạng nội dung: bao nhiêu bài post facebook, bao nhiêu bài ads, bao nhiêu ảnh gift, bao nhiêu video, bao nhiêu bài booking

2.4. Timeline

Timeline là thời gian cụ thể cho từng nội dung của kế hoạch. Mục đích của timeline là giúp cho những người liên quan nắm được dự án hiện đang ở giai đoạn nào, có nội dung nào đang pending hay trong quá trình làm cho gặp phải các vấn đề gì hay không?

Lưu ý:

Đối với định dạng là video, người làm kế hoạch cần lên một kịch bản hoàn chỉnh cho video để giúp đội sản xuất thực hiện theo đúng ý định. Một kịch bản video hoàn chỉnh cần bao gồm các yếu tố sau:

  • Mạch triển khai của video: bao gồm bao nhiêu frame, mỗi frame chứa nội dung gì?
  • Hình ảnh nhân vật được phác họa trong các frame như thế nào ( nếu có) : trang phục, biểu cảm,..
  • Voice của video như thế nào : voice nhanh hay chậm;  nhẹ nhàng, tình cảm hay mạnh mẽ;
  • Màu sắc của video: màu của thương hiệu, các màu khác bỗ trợ
  • Bối cảnh của video

Content plan mẫu cho mọi doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều mẫu content plan mà bạn có thể có được một cách miễn phí và nhanh chóng. Tuy nhiên để có được một mẫu content plan chất lượng, phù hợp với mọi ngành hàng và kênh truyền thông lại không phải điều dễ dàng. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy mẫu kế hoạch truyền thông đã được thực hiện thành công với nhiều nhãn hàng và phù hợp với nhiều kênh khác nhau cho doanh nghiệp của bạn.. Với sự giúp đỡ của bản kế hoạch nội dung này, bạn sẽ học cách tạo kế hoạch nội dung hoàn chỉnh và nhanh chóng.

Bản kế hoạch content mẫu
Bản kế hoạch content mẫu

Thông thường sẽ có các kế hoạch content khác nhau phù hợp với đặc thù của các kênh truyền thông. Tuy nhiên dù mục tiêu lập kế hoạch content là gì, bạn chỉ cần nắm rõ quy trình dưới đây là có thể tạo ra một plan tuyệt vời.

7 bước phải có để lập content plan hoàn chỉnh

Lập kế hoạch nội dung là một quá trình chi tiết đòi hỏi người lập kế hoạch phải xem xét nhu cầu của người tiêu dùng mục tiêu cũng như mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Một content plan tốt là một content plan bám sát được mục tiêu marketing và đáp ứng được chiến lược nội dung của doanh nghiệp. Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu chi tiết 6 bước để thiết lập một content plan chuẩn của Eonmix theo 3 giai đoạn như sau:

3.1 Giai đoạn nghiên cứu tổng thể

Trước khi bắt đầu xây dựng một bản kế hoạch nào việc nghiên cứu tổng quan để biết mình, hiểu thị trường và khách hàng là một công đoạn không thể thiếu. Ở giai đoạn này, bạn cần làm rõ 2 yếu tố: mục tiêu content plan và thị trường mục tiêu.

Bước 1. Đặt mục tiêu cho kế hoạch content 

Một điểm khởi đầu tốt cho kế hoạch nội dung của bạn là đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có thể đánh giá được. Đây là một tuyên bố ngắn gọn giúp bạn dễ dàng tập trung hơn vào những gì quan trọng – và những gì không – trong việc tạo nội dung của bạn để chiến lược tiếp thị nội dung của bạn luôn đi đúng hướng.

Các mục tiêu điển hình bao gồm: 

  • Cải thiện doanh thu nhờ chiến lược tiếp thị nội dung của bạn 
  • Tăng doanh thu và nhận được nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng cao hơn, điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu doanh thu của mình. 
  • Nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn vào trang web của bạn, vì càng có nhiều lưu lượng truy cập, thì khả năng đạt được các mục tiêu khác của bạn càng lớn. 
  • Cải thiện nhận thức về doanh nghiệp của bạn
  • Tương tác trên mạng xã hội , có thể giúp ích cho cả lưu lượng truy cập và quyền hạn.

Khi bạn biết mục tiêu của mình, đã đến lúc chuyển sang bước tiếp theo.

Xác định mục tiêu lập content plan
Xác định mục tiêu lập content plan

Bước 2. Nghiên cứu thị trường

Khi các mục tiêu đã rõ ràng, bạn phải tiến hành nghiên cứu độc giả mục tiêu, ngành hàng và bối cảnh cạnh tranh. Nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin về các thương hiệu và mục tiêu tương tự đã đạt được được thực hiện và insight của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ở bước này, chúng ta cần xác định 2 yếu tố sau:

1.Xác định độc giả mục tiêu của doanh nghiệp: Đối tượng mục tiêu cho nội dung của bạn là ai? 

Có thể sản phẩm của doanh nghiệp bạn có nhiều nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Do vậy, bạn cần làm rõ rằng: với kế hoạch nội dung này, doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp cho nhóm đối tượng khách hàng nào sau đó tiến hành nghiên cứu nhóm khách hàng đó. Kết quả của quá trình nguyên cứu này bao gồm:

  • Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống, nghề nghiệp, thu thập)
  • Các yếu tố tâm lý (họ yêu thích cái gì? họ có nhu cầu gì, quan tâm đến vấn đề gì, mong muốn trở thành người ra sao,..)
  • Thói quen tiếp nhận thông tin (họ tiếp nhận thông tin hiệu quả qua các kênh nào?, khoảng thời gian nào?, mức độ tin tưởng ra sao?

Từ đó bạn sẽ xác định được nội dung họ quan tâm và những nội dung đó giúp họ giải quyết được vấn đề gì?

2. Nghiên cứu ngành hàng và đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu này sẽ giúp bạn nắm rõ được thị trường hiện tại, các kiến thức mới nhất của thị trường, người dùng quan tâm gì trong ngành hàng này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đối thủ cũng sẽ giúp mình nhìn nhận được những điểm nào đối thủ đang làm tốt mình học hỏi còn cái nào chưa tốt mình tìm cách giải quyết nó tốt hơn. Như vậy, bước này sẽ giúp bạn có được một danh số các chủ đề cần cho content plan của doanh nghiệp mình

Các công cụ hỗ trợ việc nghiên cứu này

  • Các tài liệu có sẵn của phòng sale, phòng nghiên cứu,… và từ chính những chia sẻ về ngành hàng từ các sếp của bạn.
  • Các công cụ tìm kiếm của các trang mạng xã hội (facebook, website, youtube,..)
  • Các công cụ trả phí như: SurveyMonkey, BuzzSumo,..
  • Các dữ liệu nghiên cứu thị trường được công bố trên thị trường hoặc mua thông qua các đơn vị nghiên cứu thị trường như Nielsen, cimigo, CI Research,..
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

3.2. Giai đoạn lập kế hoạch

Bước 3. Tìm ra big idea cho kế hoạch content

Sau khi đã nắm bắt được thị trường và nghiên cứu insight khách hàng, bạn cần tìm ra big idea cho kế hoạch content của mình. Big idea rất khó đòi hỏi mọi người trong team Marketing phải ngồi cùng nhau để đưa ra được big idea hợp lý nhất. Big idea chính là trái tim của kế hoạch giúp người viết có thể dễ dàng đưa ra các nội dung phù hợp và bám sát theo kế hoạch đó. Đi kèm với big idea chính là thông điệp truyền thông, điều mà sẽ được truyền tải rõ ràng nhất đến khách hàng để khách hàng hiểu rõ hơn về nhãn hàng của bạn.

Một big idea phù hợp phải đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Phải ngắn gọn, dễ nhớ, khả thi, phù hợp với ngân sách và mục tiêu chiến lược ban đầu của nhãn hàng
  • Big idea phải làm nổi bật được tính cách thương hiệu của bạn giúp khách hàng hiểu được doanh nghiệp bạn
  • Big idea phải được tạo ra từ insight của khách hàng
  • Big idea không được lấy ý tưởng từ đối thủ.
Big idea cho kế hoạch content
Big idea cho kế hoạch content

Bước 4: Chia phase (giai đoạn). tạo pillar và angle cho kế hoạch content

Thông thường một kế hoạch content hoàn chỉnh sẽ có 2 giai đoạn dựa theo hành trình mua hàng của khách hàng: nhận thức- cân nhắc – quyết định. Với mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta sẽ lựa chọn các nội dung và định dạng khác nhau. Bên cạnh đó, việc chia các giai đoạn cũng sẽ giúp khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp và hiểu rõ hơn về sản phẩm của bạn. 

Ở trong mỗi giai đoạn sẽ có những đầu mục cụ thể mà bạn cần làm rõ như sau:

  • Mục tiêu của giai đoạn
  • Thông điệp chính của giai đoạn là gì?
  • Key assets: 
  • Các kênh triển khai
  • Có sử dụng KOLs/ Influencers không? Nội dung cho các KOLs đó là gì? 
  • Có hoạt động seeding không? Nội dung của seeding là gì? (tranh luận, khen ngợi, chia sẻ kinh nghiệm,..)

Dựa trên các mục tiêu cho từng giai đoạn, bạn cần tạo các danh mục nội dung (content pillar ) và cách tiếp cận chủ đề đó trước khi viết (angel).

Trong mỗi ngành hàng nhất định sẽ có những chủ đề con nhất định. Việc tìm ra các chủ đề con các chi tiết và cụ thể phụ thuộc vào việc nghiên cứu ngành hàng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn. 

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn đang kinh doanh sản phẩm mẹ bé, Eonmix gợi ý một số chủ đề con (pillar) sau: sản phẩm chất lượng, sản phẩm chuyên gia, minigame, lợi ích của sản phẩm, các kiến thức chăm trẻ,… Ở mỗi pillar sẽ có những tập angel khác nhau, chẳng hạn sản phẩm chất lượng (bền, đẹp, an toàn, nhẹ dịu).

Bước 5. Lập kế hoạch content chi tiết

Sau khi bạn đã tạo được một cái nền móng thật vững chắc thì việc lập kế hoạch nội dung chi tiết không còn khó khăn nữa. Có rất nhiều cách để lập một kế hoạch nội dung hoàn chỉnh, tuy nhiên Eonmix sẽ giới thiệu cho bạn một cách lập kế hoạch vô cùng đơn giản, hiệu quả mà lại rất đầy đủ thông tin. Đó chính là cách lập content plan theo công thức 5WH – 1H bao gồm: 

  • Who: đối tượng truyền thông chính là ai? ai là người tham gia thực hiện các nội dung liên quan?
  • What: Kế hoạch bao gồm những nội dung gì? định dạng nội dung là gì? hashtag bài viết là gì?
  • Why: Tại sao lại sử dụng nội dung đó (nội dung đó giúp gì cho khách hàng)
  • Where: Nội dung được triển khai trên các kênh nào?
  • When: Thời gian hoàn thành bài viết?, thời gian đăng bài?
  • How: Kế hoạch được thực hiện ra sao?

Sử dụng những thông tin được khai thác từ 5WH – 1H kết hợp các nội dung được nghiên cứu ở các bước phía trên, bạn có thể lập thành một content plan hoàn chỉnh như plan mẫu mà Eonmix đã giới thiệu đến cho bạn ở phía trên

Các nội dung cần có trong 1 content plan bao gồm branding, promotion, product, sale, engage (minigame) ) => giúp khách hàng nhìn nhận sản phẩm một cách toàn diện từ thương hiệu đến sản phẩm 

Để lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp cho các mục tiêu nhất định, bạn có thể tham khảo bài viết của Eonmix sau: kênh quảng cáo cho các mục tiêu content plan

Lập content plan chi tiết
Lập content plan chi tiết

3.3 Triển khai và đánh giá kế hoạch nội dung (content plan)

Bước 6: Triển khai

Sau khi chúng ta đã hoàn thành các bước chuẩn bị nội dung và tài liệu, bây giờ đã đế lúc bắt tay vào triển khai. Tuy nhiên để tiện cho việc theo dõi tiến độ, bạn nên viết lại các nội dung vào một công cụ lưu trữ.

Trong quá trình triển khai nội dung, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cần thể hiện một cách viết cho tất cả các nội dung (phong cách trẻ trung, trendy hay phong cách chuyên gia,…)
  • Cần có thông tin liên hệ dưới mỗi bài viết
  • Có thể thêm một số icon để giúp bài viết đỡ nhàm chán và giúp người đọc dễ nắm rõ luồng thông tin
  • Thêm một số hashtag cho bài viết: hashtag thương hiệu, hashtag sản phẩm, hashtag chiến dịch

Bước 7. Đánh giá

Nhiều người cho rằng, đánh giá và báo cáo chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành kế hoạch truyền thông. Tuy nhiên trên thực tế triển khai, Eonmix đã đúc rút được một lưu ý rằng: để kế hoạch truyền thông đạt được hiệu quả cao nhất cần thường xuyên theo dõi và đánh giá trong mỗi pillar đưa ra. Và sau mỗi giai đoạn chúng ta cần làm một báo cáo tổng để xem xét nội dung nào được mọi người quan tâm nhiều và có những điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Quá trình đánh giá bao gồm các công đoạn sau:

  • Theo dõi tương tác: bạn cần theo dõi các bài viết và tổng hợp theo tuần hoặc tháng để xem xét phản hồi của khách hàng, các nội dung mà khách hàng quan tâm, tương tác trong một tuần, một tháng tăng hay giảm.
  • Đo lường: sau khi đã có bản tổng hợp, bạn cần đo lường hiệu quả các content hiện tại của mình thông qua mục tiêu ban đầu.
  • Điều chỉnh: Sau khi nắm bắt được từng giai đoạn nhất định, bạn có thể có những điều chỉnh trong nội dung phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Dưới đây là 9 số liệu quan trọng nhất để bạn theo dõi:

  • Tương tác
  • Phạm vị tiếp cận
  • Người theo dõi
  • Số lần hiển thị
  • Lượt xem video
  • Số lượt truy cập fanpage, website
  • Thẻ hashtag
  • Chia sẻ
  • Doanh số bán
Đo lường, đánh giá hiệu quả contentplan
Đo lường, đánh giá hiệu quả content plan

KẾT LUẬN

Trên đây là những nội dung và kiến thức cơ bản về lập kế hoạch content. Có thể thấy rằng để thực hiện một kế hoạch nội dung hoàn chỉnh cần rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Nhằm giúp bạn dễ dàng triển khai công việc hơn, Eonmix xin gửi tặng tới bạn một Content Plan Template. Hãy đăng ký vào form dưới đây để sử dụng được template này ngay nhé!

 

Fanpage EonmixYoutube Eonmix

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dẫn đầu xu hướng Video Animation (video hoạt hình quảng cáo) bùng nổ thời 4.0

Dẫn đầu xu hướng Video Animation (video hoạt hình quảng cáo) bùng nổ thời 4.0

“Một bức ảnh có thể thay thế hàng nghìn từ.” Thật vậy, xu hướng bán hàng và tiếp thị bằng ...
By Linh Nguyễn
Mascot và những điều cần biết để quảng bá thương hiệu

Mascot và những điều cần biết để quảng bá thương hiệu

Mascot là gì? Thuật ngữ này không quá khó để hiểu nếu bạn đã từng nghe đến Mickey, Hello Kitty, ...
By Linh Nguyễn