Fanpage EonmixYoutube Eonmix

1

Giới thiệu sản phẩm là hoạt động cần có trong hầu hết các chiến dịch marketing – quảng cáo. Tuy nhiên, không dễ để tạo ra những phần giới thiệu thu hút, hấp dẫn và tạo ra chuyển đổi ngay lập tức.

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 11 cách giới thiệu sản phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất để bạn có thể áp dụng trong mọi chiến dịch của mình

1. Live-stream bán hàng

Làn sóng Covid-19 ập đến đã làm thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của cộng đồng. Thương mại điện tử trở thành lựa chọn của nhiều người từ già đến trẻ. Và do đó, các thương hiệu cũng phải thay đổi theo, tạo ra sự bùng nổ của làn sóng live-stream bán hàng.

Chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại cùng đường truyền internet ổn định, các thương hiệu đã có thể bắt đầu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Các hình thức live-stream bạn có thể áp dụng là:

  • Quảng cáo sản phẩm
  • Trải nghiệm thật với sản phẩm/ dịch vụ
  • Minigame, tặng quà…
  • Giải đáp thắc mắc
Trong đại dịch, live-stream trở thành phương thức giới thiệu sản phẩm chính của nhiều doanh nghiệp (Nguồn: nhadoanhnghiep.vn)
Trong đại dịch, live-stream trở thành phương thức giới thiệu sản phẩm chính của nhiều doanh nghiệp (Nguồn: nhadoanhnghiep.vn)

Tuy nhiên, để buổi live-stream diễn ra hiệu quả, bạn nên chú ý một vài vấn đề sau:

  • Phải kiểm tra ánh sáng, đường truyền mạng cũng như bối cảnh lên hình trong buổi live-stream. Bạn cũng có thể live-stream thử để chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng.
  • Nên có kế hoạch và kịch bản chi tiết cho một buổi live-stream. Trong đó ghi rõ các mặt hàng, dịch vụ cần giới thiệu; thứ tự giới thiệu; các chương trình khuyến mãi; các câu hỏi thường gặp…
  • Tuy 1 người cũng đã có thể live-stream, nhưng để hoạt động mua bán được diễn ra thuận tiện hơn (đặc biệt với các nhãn hàng lớn) thì nên có thêm 2 – 3 người hỗ trợ chốt đơn, nhắn tin với khách hay seeding.
  • Không nên chỉ liên tục giới thiệu về sản phẩm mà quên mất việc tương tác với các comment của khách hàng. Chính việc tương tác này tạo nên sức hút cho hình thức bán hàng qua live-stream.
  • Trước buổi live-stream, nên có các thông báo cụ thể về thời gian để khách hàng chuẩn bị và không cảm thấy bị bất ngờ.

2. Sản xuất video giới thiệu sản phẩm

Thứ dễ thu hút và lan tỏa nhất chính là video. Một video giới thiệu sản phẩm hay có thể khiến khách hàng lập tức muốn cười, muốn khóc và muốn… mua hàng. Một phút của nó trị giá bằng hàng triệu ngôn từ văn bản thông thường. Điều đó có nghĩa là bạn nói ít mà khách hàng vẫn cảm được nhiều. Chẳng phải quá hiệu quả sao?

Và do đó, video giới thiệu sản phẩm đã gần như trở thành yếu tố không thể thiếu trong mỗi chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới. Chi phí và điều kiện sản xuất cũng ngày càng phù hợp hơn, khiến cả các doanh nghiệp nhỏ mới chập chững bước vào thị trường cũng có thể triển khai những video của riêng mình.

Video giới thiệu App eMBee do Eonmix sản xuất

Một vài hình thức video giới thiệu sản phẩm bạn có thể tham khảo:

  • TVC quảng cáo, video viral
  • Video review sản phẩm
  • Video hướng dẫn sử dụng sản phẩm
  • Video phỏng vấn chuyên gia/ người sáng lập
  • Video phỏng vấn người dùng
  • Video hậu trường

Và nếu bạn còn băn khoăn về cách triển khai các loại video này, hãy xem các sản phẩm mà Eonmix đã thực hiện để có cái nhìn cụ thể nhất.

Khám phá các sản phẩm của Eonmix

3. Sử dụng người nổi tiếng để giới thiệu sản phẩm đến công chúng

Người nổi tiếng luôn là một yếu tố thu hút công chúng trong bất kỳ hoạt động nào. Danh tiếng và tầm ảnh hưởng của họ sẽ là tấm vé bảo chứng giúp những lời giới thiệu sản phẩm trở nên chân thật và đáng tin cậy hơn.

Bên cạnh đó, khi một ngôi sao hạng A sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ cũng giúp thương hiệu của bạn được biết đến nhiều hơn.

Tóm lại, sử dụng người nổi tiếng (KOL, influencer) để giới thiệu, quảng bá sản phẩm là “một công đôi việc”, mang lại nhiều giá trị thiết thực cho nhãn hàng.

Có nhiều cách để người nổi tiếng giới thiệu về sản phẩm của bạn:

  • Đóng/ lên hình trong các video/ hình ảnh quảng cáo sản phẩm.
  • Review về trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
  • Chia sẻ về sản phẩm trên mạng xã hội, chương trình truyền hình,…
MC Diệp Chi - một "hotmom" luôn được các nhãn hàng gia dụng tin tưởng tìm đến khi cần giới thiệu sản phẩm mới (Ảnh: FB nhân vật)
MC Diệp Chi – một “hotmom” luôn được các nhãn hàng gia dụng tin tưởng tìm đến khi cần giới thiệu sản phẩm mới (Ảnh: FB nhân vật)

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng, bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:

  • Mức độ phù hợp giữa sản phẩm và người nổi tiếng: ví dụ như cần quảng cáo một sản phẩm dành cho mẹ và bé, hãy tìm đến các influencer là các bà mẹ bỉm sữa, đang nuôi con nhỏ,… thì sẽ nhận được sự tin tưởng cao hơn thay vì những cô gái trẻ chưa lập gia đình.
  • Danh tiếng của người nổi tiếng: nếu KOL hay influencer của bạn đang vướng vào các nghi án, kiện tụng, scandal,… khiến cộng đồng phẫn nộ quá nhiều thì nhãn hàng không nên tiếp tục sử dụng hình ảnh của người này trong các hoạt động quảng cáo tiếp theo.
  • Lịch sử quảng cáo của người nổi tiếng: đừng nên tìm đến những ngôi sao mà đối thủ của bạn đã từng sử dụng; đồng thời hết sức tránh những người nổi tiếng đã từng bị quá nhiều nhãn hàng phản hồi về thái độ, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp trong quá trình hợp tác.

4. Chạy quảng cáo trên các nền tảng

Đây là một cách làm trực diện, truyền thống nhưng rõ ràng là vẫn vô cùng hiệu quả trong thời đại số. Chạy quảng cáo trên các nền tảng là cách nhanh nhất để nhiều khách hàng biết và tò mò về sản phẩm của bạn.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo sản phẩm như:

  • Quảng cáo trên TV, báo chí.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,…).
  • Quảng cáo trên hệ sinh thái của Google (Youtube, Chrome, Gmail marketing, Google Display Network,…).
  • Quảng cáo ngoài trời (OOH).
Quảng cáo vẫn luôn là hình thức đơn giản nhất để giới thiệu sản phẩm mới (nguồn: Vinamilk)
Quảng cáo vẫn luôn là hình thức đơn giản nhất để giới thiệu sản phẩm mới (nguồn: Vinamilk)

Có 3 yếu tố cần quan tâm khi bạn chọn nền tảng quảng cáo cho chiến dịch giới thiệu sản phẩm của mình:

  • Khách hàng mục tiêu: đó là những ai?, sinh sống chủ yếu ở đâu?, có những thói quen gì?, có các đặc điểm nổi bật nào về nhân khẩu học?,… Qua những thông tin này, bạn sẽ chọn được nền tảng phù hợp nhất cho chiến dịch của mình. Ví dụ như khi quảng cáo một món ăn vặt cho giới trẻ, nên tập trung vào các mạng xã hội vì đây là nền tảng mà bạn trẻ nào cũng sử dụng và dành rất nhiều thời gian cho nó.
  • Ngân sách quảng cáo: nếu ngân sách eo hẹp, có lẽ bạn nên cân nhắc bỏ những hạng mục “đốt tiền” như quảng cáo trong khung giờ vàng của truyền hình hay trên màn hình LED của những trung tâm thương mại lớn. Nhưng ngược lại, nhiều tiền cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu các nền tảng bạn chọn không phù hợp với đối tượng mục tiêu của sản phẩm.
  • Thời gian: nếu chỉ có một quỹ thời gian eo hẹp, bạn nên chấp nhận bỏ tiền cho những hình thức quảng cáo đắt tiền nhưng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao, đồng thời tuyệt đối tránh những hình thức chi phí có thể rẻ nhưng cần triển khai lâu dài như quảng cáo trên thân xe bus, billboard, pano,…

5. Xây dựng nhân vật đại diện (brand mascot) cho sản phẩm, thương hiệu

Nhớ đến SEAGames 23 được tổ chức tại Việt Nam, chúng ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến chú trâu vàng dũng mãnh tượng trưng cho sức mạnh và truyền thống thượng võ của người dân Việt.

Nghĩ đến hãng kẹo nổi tiếng M&M, chúng ta sẽ không thể quên các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh đủ màu nhảy nhót khắp nơi, gợi liên tưởng đến những viên kẹo socola rực rỡ của hãng.

Hay em bé nào thích ăn Phomai con bò cười, hẳn cũng đều thích thú với hình ảnh chú bò đỏ với miệng cười “khoe mười cái răng” ở ngoài vỏ mà đòi mẹ mua thêm.

Đó chính là sức mạnh của brand mascot.

Brand mascot do Eonmix thiết kế để giới thiệu sản phẩm cốm dành cho trẻ em Moringa Kid
Brand mascot do Eonmix thiết kế để giới thiệu sản phẩm cốm dành cho trẻ em Moringa Kid

Nhân vật đại diện (brand mascot) giúp sản phẩm của bạn được “nhân hóa”, trở nên có tính cách, hành động, cảm xúc như con người. Và nhờ đó, nó biến thương hiệu trở nên khác biệt, ấn tượng và thu hút giữa vô vàn các đối thủ khác trên thị trường.

Brand mascot sử dụng hiệu quả nhất đối với các sản phẩm/ dịch vụ liên quan đến trẻ em như fast-food, bánh kẹo, đồ chơi, khu vui chơi – giải trí,…

Bạn cũng có thể tìm hiểu kĩ hơn cách sử dụng Brand Mascot trong các chiến dịch lauching sản phẩm qua Case-study Marketing Dược phẩm của Eonmix.

6. Gửi email marketing giới thiệu sản phẩm

Email marketing là hình thức tiếp cận khách hàng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua email.

Đây là cách giới thiệu sản phẩm giúp bạn đem lại một tỷ suất lợi nhuận tuyệt vời: 38:1 (theo Litmus).

Có nhiều dạng email bạn có thể sử dụng để đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, đó là:

  • Email tiếp thị (giới thiệu chương trình ưu đãi, khuyến mãi,…).
  • Email thông báo (thông tin những vấn đề quan trọng như ra mắt dòng sản phẩm hoàn toàn mới, khai trương showroom, nâng cấp một sản phẩm đang phổ biến,…).
  • Email dạng bản tin.
  • Email dạng bài đăng blog.
Email marketing là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm đến thẳng với khách hàng (nguồn: PĐQ)
Email marketing là một cách tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm đến thẳng với khách hàng (nguồn: PĐQ)

Còn đây là những lời khuyên giúp bạn có một chiến lược tiếp thị sản phẩm hoàn hảo qua email:

  • Tiêu đề ngắn gọn, thu hút.
  • Luôn làm cho email của bạn như được gửi cho một người duy nhất.
  • Luôn có CTA trong mỗi email.
  • Sử dụng kiểu chữ đơn giản, dễ đọc với kích thước đủ lớn.

7. Khuyến khích cộng đồng review giới thiệu sản phẩm

Sự đánh giá của những người dùng tự nhiên luôn tạo ra uy tín và niềm tin hơn bất cứ lời quảng cáo nào. Vì thế, hãy khuyến khích mọi người đánh giá về sản phẩm của bạn. Đó chính là cách quảng cáo không tốn quá nhiều chi phí nhưng vô cùng hiệu quả và hữu ích.

Các cách để bạn có thể khuyến khích mọi người review về sản phẩm là:

  • Tổ chức minigame, cuộc thi viết cảm nhận về sản phẩm.
  • Tạo group, topic cho mọi người chia sẻ về trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
  • Tặng ưu đãi cho khách hàng chia sẻ về sản phẩm sau khi sử dụng.
Một bài review đồ ăn mà bạn có thể thấy rất nhiều trên các hội nhóm chia sẻ địa điểm ăn uống trên Facebook
Một bài review đồ ăn mà bạn có thể thấy rất nhiều trên các hội nhóm chia sẻ địa điểm ăn uống trên Facebook

Việc khuyến khích cộng đồng review về sản phẩm rất quan trọng trong các ngành hàng coi trọng ý kiến của người tiêu dùng như du lịch, F&B, giải trí,…

8. Tung chương trình khuyến mãi

Người tiêu dùng nào cũng thích những chương trình khuyến mãi! Đó là sự thực.

Cách làm này có những ưu điểm nổi bật như dễ thực hiện, dễ thu hút sự chú ý của khách hàng và dễ tạo ra sự chuyển đổi ngay lập tức.

Những hình thức khuyến mãi phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào chiến dịch của mình, đó là:

  • Quà tặng kèm (ví dụ mua một chiếc xe máy, bạn có thể được tặng kèm một bộ đồ sửa xe đơn giản).
  • Giảm giá theo các mức mặc định (ví dụ đơn hàng trên 300.000 đồng, sẽ được giảm 50.000 đồng).
  • Miễn phí vận chuyển (thường áp dụng với các cửa hàng online và sàn thương mại điện tử).
  • Giảm giá theo % (ví dụ dòng sản phẩm áo thu đông được giảm 5%, dòng sản phẩm váy được giảm 10%).
  • Ưu đãi cho các khách hàng sớm (ví dụ 10 khách đặt hàng sớm nhất sẽ được giảm giá 5% trên mỗi đơn hàng).
  • Tích điểm nhận ưu đãi (ví dụ tích trên 2000 điểm, khách sẽ được ưu đãi 10% các sản phẩm trong bộ sưu tập mới).
Khuyến mãi luôn tỏ ra là một chiêu quảng cáo sản phẩm rất hiệu quả (Nguồn: ĐMX)
Khuyến mãi luôn tỏ ra là một chiêu quảng cáo sản phẩm rất hiệu quả (Nguồn: ĐMX)

Việc áp dụng các chương trình khuyến mãi đang được triển khai ở tất cả các ngành hàng. Tuy nhiên, cần cân nhắc kĩ trước khi tung ra bất kỳ một chương trình nào. Bởi việc khuyến mãi quá thường xuyên có thể khiến công chúng vô tình đánh giá thấp vị thế thương hiệu của bạn.

9. Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm mới

Các sự kiện với quy mô hoành tráng sẽ giúp bạn không chỉ thu hút chú ý mà còn tạo ra sự khuấy động cộng đồng vô cùng lớn. Và ưu điểm của việc tổ chức sự kiện là sẽ giúp thương hiệu xác lập vị thế nhanh chóng, tạo sự tin tưởng và uy tín đối với cả khách hàng và đối tác.

Có 4 loại hình tổ chức sự kiện bạn có thể cân nhắc sử dụng trong chiến dịch của mình, đó là:

  • Họp báo: là sự kiện mời các cơ quan thông tấn báo chí đến để giới thiệu sản phẩm. Ở dạng sự kiện này, bạn cần tập trung vào khâu thiết lập mối quan hệ với báo chí và mời họ đến dự sự kiện. Chính mức độ và số lượng tham gia của các nhà báo sẽ quyết định đến 90% thành công của sự kiện.
  • Event Launching: là sự kiện công bố sản phẩm, dịch vụ đã có mặt trên thị trường. Với Event Lauching, bạn nên đầu tư không gian, thời gian cho khách mời trải nghiệm sản phẩm bởi đó chính là “key momment” quan trọng nhất để các kênh truyền thông khai thác.
  • Roadshow: là việc tổ chức đội hình với đồng phục, biển hiệu bắt mắt đi dọc các tuyến đường lớn để giới thiệu về một sản phẩm. Việc khuếch trương này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với vô số người đi đường trong một phạm vi tương đối rộng. Chi phí truyền thông và đón tiếp đối tác cũng sẽ giảm đáng kể so với hai hình thức trên.
  • Activation: là hoạt động hoạt náo đám đông, thường diễn ra ở hội chợ, trung tâm thương mại, chợ,… nhằm khuyến khích khách hàng thử trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ. Đây là cách tiếp cận khá phổ biến bởi chi phí thấp, dễ triển khai và cũng dễ tạo ra chuyển đổi nhanh chóng.
Sự kiện là một cách làm hiệu quả để vừa giới thiệu sản phẩm, vừa nâng tầm thương hiệu (Nguồn: Vinfast)
Sự kiện là một cách làm hiệu quả để vừa giới thiệu sản phẩm, vừa nâng tầm thương hiệu (Nguồn: Vinfast)

Nhãn hàng nào cũng nên tổ chức sự kiện để đánh dấu uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường. Tuy nhiên, quy mô và hình thức thực hiện nên được cân nhắc kĩ dựa trên các yếu tố chính: khách hàng mục tiêu, ngân sách và mục tiêu chiến dịch và thời gian.

10. Tổ chức minigame, cuộc thi

Những hình thức mang tính chất “thi đấu”, “cạnh tranh” luôn tạo ra sự kịch tính để thu hút cộng đồng tham gia. Thông qua các hoạt động này, bạn sẽ gây được sự chú ý để tạo ra một chiến dịch marketing giới thiệu sản phẩm hoàn hảo.

Bạn có thể nghĩ đến một cuộc thi chia sẻ các bức ảnh gia đình sum họp khi đang ra mắt dòng sản phẩm mùa Tết, hay một minigame trả lời câu hỏi về sản phẩm trong buổi livestream bán hàng.

Nhiều hình thức minigame, cuộc thi thú vị mà bạn có thể chọn lựa như:

  • Ghép hình
  • Giải đố, trả lời câu hỏi
  • Viết bài chia sẻ
  • Chia sẻ ảnh/ video
Minigame và các cuộc thi là một cách thông minh để cộng đồng tự quảng bá sản phẩm của bạn (Nguồn: giadungducsaigon.vn)
Minigame và các cuộc thi là một cách thông minh để cộng đồng tự quảng bá sản phẩm của bạn (Nguồn: giadungducsaigon.vn)

Các nhãn hàng có sản phẩm phục vụ đối tượng từ trung niên trở xuống đều có thể sử dụng hình thức này. Chi phí dành cho hoạt động này không quá cao nhưng bạn có thể tạo ra sự lan tỏa cực lớn trong cộng đồng.

11. Từ thiện và các hoạt động CSR

Từ thiện và các hoạt động CSR (Corporate social responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) là một trong những cách đơn giản nhất để doanh nghiệp tạo ra thiện cảm với cộng đồng và khiến khách hàng yêu thích sản phẩm hơn.

Không quá khó để thực hiện những chương trình như vậy. Nhưng quan trọng nhất, bạn phải cho thấy rõ sự kết nối giữa giá trị sản phẩm với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp sữa có thể tạo Quỹ khuyến học với mục đích hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, giúp các em học tập tốt để có tương lai tươi sáng hơn.

"Đèn đom đóm" là một trong những hoạt động CSR thành công nhất từng thực hiện tại Việt Nam (Nguồn: Dutch Lady)
“Đèn đom đóm” là một trong những hoạt động CSR thành công nhất từng thực hiện tại Việt Nam (Nguồn: Dutch Lady)

Trên thực tế, các hoạt động từ thiện và CSR thường chỉ áp dụng với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định và có nguồn tài chính vững chắc.

Tóm lại, 11 cách giới thiệu sản phẩm ở trên, mỗi cách có một ưu nhược điểm riêng và đòi hỏi những điều kiện rất khác nhau. Bởi vậy, việc ứng dụng linh hoạt và hợp lý các cách vào từng chiến dịch cụ thể chính là điều quan trọng nhất giúp sản phẩm đến được tay người tiêu dùng.

 

Fanpage EonmixYoutube Eonmix

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dẫn đầu xu hướng Video Animation (video hoạt hình quảng cáo) bùng nổ thời 4.0

Dẫn đầu xu hướng Video Animation (video hoạt hình quảng cáo) bùng nổ thời 4.0

“Một bức ảnh có thể thay thế hàng nghìn từ.” Thật vậy, xu hướng bán hàng và tiếp thị bằng ...
By Linh Nguyễn
Mascot và những điều cần biết để quảng bá thương hiệu

Mascot và những điều cần biết để quảng bá thương hiệu

Mascot là gì? Thuật ngữ này không quá khó để hiểu nếu bạn đã từng nghe đến Mickey, Hello Kitty, ...
By Linh Nguyễn